Top 15 Lễ Hội Ngày Tết Đặc Sắc 3 Miền Mang Lại May Mắn Cả Năm
Lễ hội ngày Tết là dịp để hướng về cội nguồn, cầu mong may mắn và bình an. Từ lễ hội chùa Hương linh thiêng đến núi Bà Đen hùng vĩ, mỗi lễ hội đều mang nét độc đáo riêng, gắn liền với đời sống tâm linh và văn hóa. Cùng khám phá 15 lễ hội Tết đặc sắc 3 miền qua bài viết sau!
Lễ hội ngày Tết miền Bắc
Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương là một trong những lễ hội ngày Tết lớn và nổi tiếng tại miền Bắc, được tổ chức tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Diễn ra từ mùng 6 Tết Nguyên Đán đến hết tháng 3 âm lịch, lễ hội thu hút hàng vạn tín đồ Phật giáo và du khách thập phương đến bái Phật, cầu mong năm mới an khang, thịnh vượng. Ngoài hành hương tâm linh, du khách còn được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và lưu giữ khoảnh khắc đẹp. Tương truyền, chùa Hương gắn liền với công chúa Diệu Thiện, hóa thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, khiến nơi đây trở thành điểm đến linh thiêng và thu hút đông đảo khách hành hương mỗi năm.
Hội đền Gióng – Sóc Sơn
Hội đền Gióng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là một lễ hội ngày Tết lớn của miền Bắc, diễn ra từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ chiến công hiển hách của Thánh Gióng – một trong “tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Sự kiện thu hút đông đảo du khách và tín đồ đến chiêm bái, cầu bình an, và tham gia các hoạt động tái hiện trận chiến oanh liệt của Thánh Gióng chống giặc ngoại xâm, thể hiện lòng tự hào và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống.
Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh
Nối tiếp lễ hội đền Gióng thì vào mùng 9 tháng Giêng tại núi Yên Tử, Quảng Ninh tổ chức lễ hội Yên Tử, kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, ngày hội được tổ chức nhằm tôn vinh công đức của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tổ sư sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm.
Ngày này vô số tín đồ Phật giáo đổ về để bái tổ Trúc Lâm, dâng hương cúng pPhật, những hoạt động văn hóa dân gian… cũng như ngắm nhìn khung cảnh hữu tình nơi đây.
Lễ hội đền Trần – Nam Định
Từ ngày 13 đến ngày 15 Tết Nguyên Đán, lễ hội đền Trần tại chùa Tháp, Nam Định, được tổ chức để tôn vinh công đức của các vua Trần, Đức Thánh Trần và các vị tướng trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông. Lễ hội diễn ra tại ba đền chính: Thiên Trường, Trùng Hoa và Cố Trạch, thu hút đông đảo khách hành hương đến cầu công danh, sức khỏe và gia đạo êm ấm. Bên cạnh các nghi lễ linh thiêng, lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc như hát chèo, hát văn, múa kiếm, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và không khí rộn ràng ngày xuân.
Hội đền Hùng – Phú Thọ
Lễ hội đền Hùng tại Phú Thọ, Việt Trì là ngày hội lớn tại các tỉnh miền Bắc, lễ hội diễn ra vào mùng 9 đến ngày 13 tháng 3 m Lịch, chính hội là ngày mùng 10 tháng 3 nhằm ghi nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng. Nhiều người dân khắp mọi miền đất nước sẽ kéo về đền Hùng tại Phú Thọ để xem lễ, cúng bái, tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc với gia đình, bạn bè,…
Lễ hội ngày Tết miền Trung
Lễ hội cầu Ngư
Lễ hội cầu Ngư diễn ra tại làng Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày lễ lớn tại Huế. Lễ hội tổ chức để ghi nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Qúy Công có công dạy cho dân nghèo đánh cá và buôn bán ghe mành.
Lễ hội này 3 năm tổ chức 1 lần, rất linh đình với nhiều tiết mục như đánh cá, chiêm bái, mô tả sinh hoạt của ngư dân chài lưới bao năm qua.
Lễ hội Đền Vua Mai
Lễ hội Đền Vua Mai được tổ chức Khu mộ vua xóm Hà Long, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 16 tháng giêng. Ngày hội tổ chức nhằm ghi nhớ công đức giữ nước, đấu tranh ngoại xâm của vua Mai Hắc Để trong khoảng thời gian nước ta còn chưa thật sự thống nhất.
Ngày lễ có nhiều tiết mục hấp dẫn như hát văn, hát đối, đấu vật, đánh đu, leo cột mỡ, đi cà kheo, đánh cờ,…độc đáo nhất vẫn là hội đua thuyền.
Lễ hội Đống Đa (Bình Định)
Nếu bạn là người con Bình Định, đừng bỏ lỡ lễ hội Đống Đa – một trong những lễ hội ngày Tết nổi tiếng của miền Trung. Đây là sự kiện đặc biệt nhằm tưởng nhớ các tướng lĩnh Tây Sơn, đặc biệt là vua Quang Trung và chiến thắng vang dội tại Ngọc Hồi – Đống Đa.
Lễ hội diễn ra sôi động từ mùng 4 đến mùng 5 tháng Giêng tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định. Du khách sẽ được hòa mình vào không khí hào hùng qua các hoạt động đặc sắc như trống trận Tây Sơn, biểu diễn võ thuật, đua thuyền, trò chơi dân gian và hát tuồng truyền thống, mang đậm tinh thần dân tộc và bản sắc văn hóa Bình Định
Lễ hội làng Sình (Huế)
Lễ hội làng Sình hay còn biết đến nhiều nhất là lễ hội đấu vật làng Sình, tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại khu vực đình làng Lại Ân còn gọi là làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Huế.
Ngày lễ này được tổ chức với mong muốn dân tộc khỏe mạnh, yên ổn, mùa màng tươi tốt, nâng cao sức khỏe đầy tinh thần thượng võ, lòng dòng cảm. Thông thường tiết mục gây chú ý nhất ngày hội này là giải đấu vật.
Lễ hội vía bà xã Nhơn Phong
Lễ hội vía bà xã Nhơn Phong tại thôn Liêm Định, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn được diễn ra vào ngày 17 tháng Giêng là một trong những lễ hội khá đặc biệt tại miền Trung.
Lễ tổ chức nhằm ghi ơn công đức của bà Đỗ Thị Tân người hành nghề đỡ đẻ đã giúp nhiều sản phụ trong vùng sinh con dễ dàng, an toàn. Lễ tổ chức long trọng, có nhiều tiết mục đậm văn hóa vùng miền nơi đây.
Lễ hội ngày Tết miền Nam
Lễ hội Núi Bà Đen (Tây Ninh)
Lễ hội Núi Bà Đen diễn ra mùng 4 Tết Nguyên đán và kéo dài đến hết tháng Giêng nhưng hội chính diễn ra từ 15 đến 18/1 m lịch. Đây là một trong lễ hội Tết lớn tại miền Nam, lễ hội tổ chức rất linh đình và đông du khách thập phương ghé đến để chiêm bái, cầu an, cầu công danh sự nghiệp. Đây cũng được xem là một trong những ngày lễ lớn tại cả khu vực miền Nam.
Lễ hội Dinh Cô tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Lễ hội Dinh Cô, một trong những lễ hội ngày Tết lớn tại miền Nam, diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12/2 âm lịch tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lễ hội nhằm tưởng nhớ bà Lê Thị Hồng Thủy, người được dân làng tôn kính vì công đức phù hộ, giúp cuộc sống an lành và làm ăn thuận lợi.
Điểm nhấn của lễ hội là nghi thức “Nghinh Cô” trang nghiêm và linh thiêng, thu hút đông đảo du khách và tín đồ đến tham dự. Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, góp phần giữ gìn nét đẹp truyền thống của vùng biển Long Hải
Lễ hội đền Đức Thánh Trần
Lễ hội đền Đức Thánh Trần diễn ra từ ngày 8 đến 10 tháng Giêng, tại số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, TP.HCM nhằm tri ân công đức giữ nước, bảo vệ giang sơn và đồng bào của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng nhữ tiếp nối truyền thống, lịch cho thế hệ trẻ.
Lễ Nguyên Tiêu tại khu người Hoa
Lễ Nguyên Tiêu tại khu người Hoa diễn ra vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, đây là ngày lễ lớn không chỉ người Hoa tại Sài Gòn mà nó còn là biểu tượng văn hóa, du lịch của cả thành phố Hồ Chí Minh.
Lễ hội tổ chức sôi nổi, thu hút với hàng loạt đoàn diễu hành nghệ thuật của hơn 20 Hội – Đoàn người Hoa theo lộ trình: Hải Thượng Lãn Ông – Châu Văn Liêm – Lão Tử – Lương Nhữ Học – Nguyễn Trãi – Trần Xuân Hòa – Trung tâm Văn hóa quận 5 luôn hấp dẫn mọi du khách.
Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương)
Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu tổ chức tại thành phố Thủ Dầu Một và tại P. Phú Chánh, TX. Tân Uyên (khu thành phố mới Bình Dương) vào ngày 13 đến 15 tháng Giêng, đây là một lễ hội lớn tại Bình Dương với tín ngưỡng thờ Thiên Hậu của người Hoa nơi đây.
Ngày hội có nhiều tiết mục, nhất là nghi thức rước kiệu bà đi một vòng quanh thành phố, sau đó sẽ là cúng bái, cầu mong bình an và công danh của các du khách khắp nơi đổ về.
Trên đây là những lễ hội ngày Tết đặc sắc trải dài khắp các vùng miền của Việt Nam. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị, giúp hiểu hơn về nét đẹp văn hóa truyền thống và phong tục ngày Tết của dân tộc.