Tháo Gỡ “Điểm Nghẽn”, Thúc Đẩy Thị Trường Bất Động Sản Phát Triển
Để tạo diễn đàn cùng bàn luận, tìm các giải pháp tháo gỡ các nút thắt của thị trường bất động sản, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, Báo Lao Động phối hợp cùng Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội thảo “Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển”. Chương trình sẽ diễn ra vào 9h ngày 5/7/2024 tại Hà Nội.
Tham gia trình bày tại hội thảo là đại diện của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trường và các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực kinh tế, tài chính, bất động sản. Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc cũng sẽ đóng góp tham luận về “Lộ trình “đảo chiều” của thị trường bất động sản và giải pháp cho doanh nghiệp”.
Thị trường bất động sản là thị trường quan trọng trong nền kinh tế, có vai trò đặc biệt trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển (thị trường tài chính, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, lao động…).
Trong gần 2 năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề về pháp lý, nguồn vốn và các giải pháp tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển. Bất động sản là ngành duy nhất có số doanh nghiệp thành lập mới đi lùi trong năm 2023. Bình quân mỗi tháng có khoảng 107 doanh nghiệp địa ốc phá sản. Hầu hết doanh nghiệp đều phải đối mặt với nguy cơ phá sản, tạm dừng hoạt động, sa thải nhân viên, thu hẹp quy mô, cắt giảm lương hoặc tái cấu trúc… Các doanh nghiệp còn tồn tại trên thị trường hầu hết đều xác định tinh thần hoặc là “lỗ”, hoặc là lợi nhuận có thể giảm tới 80-90% so với cùng kỳ các năm trước.
Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của ngành bất động sản trong nền kinh tế, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị giải quyết những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản; đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất sửa đổi các luật có tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản, như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
Từ ngày 1/8 tới đây, 3 luật mới này sẽ chính thức có hiệu lực. Đây là sự kiện quan trọng được kỳ vọng sẽ tạo nên những thay đổi lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam, vốn đang gặp nhiều khó khăn do vướng mắc về pháp lý và ảnh hưởng của tình hình kinh tế.
Với mục tiêu nhìn nhận rõ thực trạng, điểm nghẽn của thị trường, phân tích những khó khăn, thách thức trong phát triển thị trường bất động sản hiện nay, nhất là trước thời điểm 3 bộ luật trên có hiệu lực. Đồng thời, dựa trên những phân tích, nhận định, đánh giá, dự báo để nhận diện những điểm sáng của thị trường bất động sản, từ đó giúp các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân có được sự chuẩn bị tốt nhất cho năm 2024, Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển”.
Thị trường bất động sản là thị trường quan trọng trong nền kinh tế, có vai trò đặc biệt trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển (thị trường tài chính, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, lao động…).
Trong gần 2 năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề về pháp lý, nguồn vốn và các giải pháp tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển. Bất động sản là ngành duy nhất có số doanh nghiệp thành lập mới đi lùi trong năm 2023. Bình quân mỗi tháng có khoảng 107 doanh nghiệp địa ốc phá sản. Hầu hết doanh nghiệp đều phải đối mặt với nguy cơ phá sản, tạm dừng hoạt động, sa thải nhân viên, thu hẹp quy mô, cắt giảm lương hoặc tái cấu trúc… Các doanh nghiệp còn tồn tại trên thị trường hầu hết đều xác định tinh thần hoặc là “lỗ”, hoặc là lợi nhuận có thể giảm tới 80-90% so với cùng kỳ các năm trước.
Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của ngành bất động sản trong nền kinh tế, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị giải quyết những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản; đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất sửa đổi các luật có tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản, như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
Từ ngày 1/8 tới đây, 3 luật mới này sẽ chính thức có hiệu lực. Đây là sự kiện quan trọng được kỳ vọng sẽ tạo nên những thay đổi lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam, vốn đang gặp nhiều khó khăn do vướng mắc về pháp lý và ảnh hưởng của tình hình kinh tế.
Với mục tiêu nhìn nhận rõ thực trạng, điểm nghẽn của thị trường, phân tích những khó khăn, thách thức trong phát triển thị trường bất động sản hiện nay, nhất là trước thời điểm 3 bộ luật trên có hiệu lực. Đồng thời, dựa trên những phân tích, nhận định, đánh giá, dự báo để nhận diện những điểm sáng của thị trường bất động sản, từ đó giúp các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân có được sự chuẩn bị tốt nhất cho năm 2024, Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển”.
- Thời gian: 09h00 ngày 05 tháng 07 năm 2024 (Thứ sáu).
- Đa điểm: Hội trường tầng 6, Báo Lao động, số 6 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Chương trình có sự hiện diện của đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Sở Xây dựng Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài; Hội môi giới Bất động sản Việt Nam; Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội; các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực kinh tế, tài chính, bất động sản; các cơ quan thông tấn, báo chí, đài truyền hình cùng sự quan tâm, theo dõi của các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản và các nhà đầu tư quan tâm trên cả nước. Hội thảo được tường thuật trực tuyến trên Báo Lao Động điện tử (www.laodong.vn)
Xem thêm:
Xem thêm: